HỘI KHOA HỌC VẬT LIỆU VIỆT NAM 

Dự thảo

CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TOÀN KHOÁ

NHIỆM KỲ III (2013-2018)

Căn cứ nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Khoa học Vật liệu Việt Nam nhiệm kỳ III (2013-2018), Ban Chấp hành Hội đề ra Chương trình hoạt động toàn khóa nhiệm kỳ III của Hội Khoa học Vật liệu Việt Nam như sau:

1. Công tác tổ chức, tập hợp trí thức, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng:

a/ Quán triệt, thực hiện đầy đủ các đường lối, chỉ thị và nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Động viên cán bộ và hội viên làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng khoa học và công nghệ vật liệu, góp phần phát triển giáo dục - đào tạo, kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh.

b/ Tham gia đóng góp hiệu quả vào các hoạt động của Hội Vật lý Việt Nam và của Liên hiệp Hội VUSTA.

c/ Phát triển các hội địa phương, chi hội cơ sở và hội viên mới, đặc biệt chú ý phát triển hội viên từ các doanh nghiệp.

d/ Kiện toàn hoạt động của Văn phòng Hội, xây dựng và thực hiện Quy chế sinh hoạt trong Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.

e/ Thu hội phí theo quy định (với sự phối hợp với các hội chuyên ngành và các chi hội địa phương và cơ sở), đồng thời chú ý đến các hình thức quyền lợi cụ thể của hội viên.

f/ Thống kê danh sách hội viên, phát Thẻ hội viên và huy hiệu Hội Khoa học Vật liệu Việt Nam. Cập nhật danh sách hội viên trên Website của Hội Khoa học Vật liệu VN.

g/ Nghiên cứu thực hiện xây dựng Quỹ của Hội Khoa học Vật liệu Việt Nam.

2. Công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:

a/ Hội động viên cán bộ, hội viên tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chủ trì và tham gia nhiều đề tài KHCN các cấp.

  b/ Phối hợp với các hội chuyên ngành và các trường đại học, viện nghiên cứu chủ trì tổ chức hoặc tham gia các hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế về vật lý, vật lý chất rắn và khoa học vật liệu và các chuyên ngành liên quan:

  • Hội nghị Vật lý Chất rắn và Khoa học vật liệu toàn quốc (SPMS): 2 năm một lần
  • Hội thảo quốc tế về Công nghệ nano và ứng dụng (IWNA): 2 năm một lần
  • Hội nghị quốc tế về Vật liệu tiên tiến và công nghệ nano (ICAMN): 2 năm một lần
  • Hội thảo quốc tế về Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano (IWAMSN): 2 năm một lần
  • Hội nghị Vật lý Toàn quốc (4 năm một lần). Đặc biệt, tổ chức Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ VIII (2016) nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Vật lý Việt Nam
  • Hội nghị Vật lý Lý thuyết toàn quốc (1 năm một lần)
  • Hội nghị Quang học và Quang phổ toàn quốc (2 năm một lần)
  • Hội nghị Vật lý kỹ thuật và Ứng dụng toàn quốc (2 năm một lần)
  • Hội nghị quốc tế về Quang phổ và ứng dụng (International Conference on Photonics and Appliactions ICPA) - (2 năm một lần)

3. Công tác giảng dậy và đào tạo:

a/ Hội viên bảo đảm giảng dậy có chất lượng các chương trình về khoa học, kỹ thuật và công nghệ vật liệu ở các trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng các chương trình giáo dục-đào tạo, viết sách giáo khoa và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

b/ Phối hợp với các hội chuyên ngành và chi hội cơ sở tổ chức các lớp học quốc tế về các chuyên ngành khác nhau của khoa học vật liệu cho cán bộ trẻ trong nước và khu vực do các nhà khoa học có uy tín trong và ngoài nước đọc bài giảng.

4. Công tác tư vấn, phản biện cho các dự án trong và ngoài nước:

a/ Quán triệt trong cán bộ, hội viên các nghị quyết, chủ trương, quy chế và quy định mới của Đảng và Nhà nước về tăng cường và đổi mới công tác dân vận, về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, cũng như Quyết định số 14/2014-QĐ/TTg ngày 14/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam.

b/ Tham gia hoạt động tư vấn, giám định xã hội, tập trung chủ yếu trên lĩnh vực giáo dục-đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo tinh thần tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng và Nhà nước.

c/ Tham gia xây dựng các nội dung của Chương trình trọng điểm nhà nước về Công nghệ vật liệu mới và ứng dụng (CT KC02).

c/ Tích cực tham gia dưới sự chủ trì của Hội Vật lý Việt Nam xây dựng Chương trình phát triển Vật lý Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 và Chương trình đổi mới giáo dục và đào tạo.

 5. Công tác thông tin và phổ biến kiến thức:

a/ Trong năm 2014, hoàn thành thực hiện xây dựng và hoạt động hiệu quả trang thông tin điện tử của Hội Khoa học Vật liệu Việt Nam (vmrs.org.vn) 

b/ Xuất bản: Tiếp tục tham gia Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology. Tham gia chủ lực trong việc xây dựng một tạp chí KHCN Vật liệu quốc gia.

c/ Xuất bản các Kỷ yếu của các hội nghị khoa học về khoa học vật liệu toàn quốc và quốc tế, một số sách chuyên khảo về khoa học và và công nghệ vật liệu, phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu.

e/ Tăng cường hoạt động phổ biến kiến thức và giới thiệu các thành tựu mới trong nghiên cứu và ứng dụng vật liệu trên thế giới và trong nước.

6. Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế:

a/ Hội thực hiện các hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường hợp tác quốc tế với với Hội Khoa học vật liệu Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu… và các nước Đông Nam Á.

b/ Phát triển các hình thức hợp tác và hợp tác hiệu quả với các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở ngoài nước.

7. Công tác kiểm tra:

a/ Ban kiểm tra của Hội có kế hoạch hoạt động đều đặn, giải quyết các vấn đề phát sinh kịp thời, đúng quy định.

b/ Tham gia các hoạt động do Ban Kiểm tra của Hội Vật lý Việt Nam chủ trì./.

 

                                                                        HỘI KHOA HỌC VẬT LIỆU VIỆT NAM